CÓ NÊN TẨY DA CHẾT CHO DA MỤN TẠI NHÀ KHÔNG?

  • 13-06-2019

Tẩy da chết tuy là khâu làm sạch da quan trọng nhưng đối với những người có làn da mụn thì lại khác, nhiều ý kiến cho rằng không nên tẩy da chết cho da mụn tại nhà vì dễ khiến tình trạng mụn nặng thêm, da trở nên nhạy cảm,... Vậy sự thật như thế nào? Hãy cùng Dermaesthetics tìm hiểu trong bài viết này nhé!

A/ Nên hay không nên tẩy da chết cho da mụn tại nhà?

Không thể phủ nhận tác dụng của việc tẩy da chết như làm sạch da, giảm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho dưỡng chất thẩm thấu vào da,... Tuy nhiên với người sở hữu làn da mụn thì đôi khi lại cần phải cân nhắc bước chăm sóc da này, đặc biệt là làn da bị mụn bọc, mụn mủ.

Bạn nên tẩy da chết tại nhà cho da mụn khi:

Trên mặt có ít mụn sưng viêm nhưng khá nhiều mụn tắc nghẽn như mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn,...  Lúc này các sản phẩm tẩy da chết sẽ giúp loại bỏ lớp tế bào chết trên bề mặt, làm sạch và giảm tắc nghẽn hiệu quả. Tuy nhiên không nên chọn những sản phẩm có thành phần tẩy da chết không rõ nguồn gốc hoặc chứa hạt vi nhựa sắc vì dễ khiến da bị tổn thương hơn, cồi mụn có thể bị vỡ và lây lan sang lỗ chân lông khác, gây viêm nhiễm da. 

Trong bài viết Phân biệt tẩy da chết hóa học và vật lý, lưu ý tẩy da chết với từng loại da chúng tôi đã chia sẻ về cách chọn sản phẩm tẩy da chết cho từng loại da, trong đó có da mụn nên bạn có thể tham khảo.

Không nên tẩy da chết tại nhà cho da mụn khi:

Với những người có tình trạng mụn nặng như nhiều mụn sưng, mụn mủ hay bị nhiễm hóa chất,... thì cần cân nhắc khi tẩy da chết. Với tình trạng nặng như vậy, làn da của bạn rất dễ bị tổn thương khi tác động vật lý hay dùng sản phẩm có hoạt tính tẩy mạnh, nhất là khi tẩy da chết không đúng cách. Việc bạn cần làm lúc này là phục hồi thương tổn, khôi phục lại cơ chế tự bảo vệ của da và giảm kích ứng. Nếu tẩy da chết thì chỉ nên dùng các sản phẩm dịu nhẹ thoa lên da chứ không dùng sản phẩm có hoạt tính mạnh vì dễ khiến mụn bị vỡ, nhiễm trùng và lây sang các vùng da khác.

tẩy da chết cho da mụn

Với tình trạng mụn nặng thì nên cân nhắc về hình thức tẩy da chết. (Ảnh: Internet)

Sở dĩ cần cân nhắc có nên tẩy da chết tại nhà cho da mụn hay không vì nếu tẩy da chết không đúng cách, mụn sẽ rất dễ bị viêm và lây lan sang các vùng khác, khiến tình trạng mụn của bạn trở nên nặng hơn. Vì thế Dermaesthetics khuyên bạn nên đến các cơ sở chăm sóc da uy tín để đảm bảo làn da được làm sạch một cách an toàn, giảm mụn nhanh chóng.

Với làn da mụn, Dermaesthetics khuyên bạn nên sử dụng liệu trình Active Enzyme Peel để làm sạch và trị liệu chuyên sâu. Sau mỗi buổi liệu trình, làn da của bạn sẽ có sự thay đổi rõ rệt và những cồi mụn viêm nhiễm hay bã bẩn còn đọng lại trong lỗ chân lông sẽ được đẩy dần lên sau 2 đến 3 ngày sau. Chi tiết về liệu trình bạn có thể xem tại đây.

B/ 3 lưu ý quan trọng khi tẩy da chết cho da mụn tại nhà

1. Chỉ nên tẩy da chết 1-2 lần/tuần

Lớp tế bào chết trên da (lớp sừng) không hoàn toàn có hại mà chúng sẽ bảo vệ làn da bạn trước tác nhân gây hại từ môi trường. Nếu tẩy da chết quá nhiều lần, lớp sừng bị loại bỏ thì da sẽ trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn. Ngoài ra việc tẩy da chết nhiều lần cũng khiến da bị khô, căng rát, nhất là vào mùa đông khi thời tiết khô hanh. 

Tần suất tẩy tế bào chết cho da thông thường từ 1-2 lần/tuần, tùy theo sản phẩm mà có sự điều chỉnh khác nhau, hãy tuân theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm hay ý kiến của chuyên gia để đạt được hiệu quả tối đa. Ví dụ sản phẩm tẩy da chết peeling thường được dùng 2 lần/tuần, nhưng với sữa rửa mặt tẩy da chết Natural Jojoba Cleansing Bead Scrub thì bạn lại có thể sử dụng hàng ngày vì sản phẩm có thành phần tự nhiên, không gây khô hay kích ứng da mà chỉ làm sạch dịu nhẹ.

tẩy da chết cho da mụn

DBH Natural Jojoba Cleansing Bead Scrub có thể sử dụng hàng ngày mà không lo khô da, kích ứng,...

2. Không để sản phẩm trên da quá lâu

Nhiều người có quan niệm massage càng lâu thì hiệu quả làm sạch càng cao, tuy nhiên sự thật thì tùy theo sản phẩm cụ thể mà thời gian tẩy da chết cho da mụn sẽ khác nhau. Chẳng hạn một số sản phẩm tẩy da chết AHA/BHA cần để qua đêm để phát huy tốt công dụng, một số khác lại từ 15-20 phút,... 

tẩy da chết cho da mụn

Sản phẩm tẩy da chết dạng mặt nạ cần 15-20 phút để làm sạch. (Ảnh: Internet)

Với các sản phẩm tẩy da chết thông thường, sau khi thoa thì bạn chỉ nên massage từ 1-2 phút rồi rửa mặt, còn với sản phẩm tẩy da chết  cho da mụn dạng mặt nạ thì thời gian từ 10-15 phút là đủ. Những trường hợp đặc biệt như da nhạy cảm, da quá khô thì nên rút ngắn thời gian để tránh kích ứng.

tẩy da chết cho da mụn

Massage quá lâu sẽ khiến da bị khô, căng rát. (Ảnh: Internet)

3. Cần dưỡng ẩm sau khi tẩy da chết

Làn da nào cũng luôn cần được cấp ẩm dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, sau khi tẩy da chết thì lại càng cần thiết hơn nữa. 

Sau khi tẩy da chết cho da mụn, làn da trở nên thông thoáng và sạch sẽ hơn khiến các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào da nên bạn dưỡng ẩm ngay sẽ nâng cao hiệu quả dưỡng da. Ngoài ra như đã nói ở trên, lớp sừng còn có tác dụng bảo vệ da nên khi loại bỏ nó, bạn nên dưỡng ẩm để tạo hàng rào bảo vệ da mới, tránh bị tác động từ các yếu tố gây hại trong môi trường.

Sản phẩm dưỡng ẩm có thể là serum hay kem dưỡng, bạn có thể dùng Moisture B5 Serum và Skin Balance Cream để dưỡng ẩm cho da tốt nhất. Moisture B5 Serum là sản phẩm siêu cấp ẩm với thành phần Hyaluronic Acid, L-Vitamin C,... giúp bổ sung và giữ nước nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Trong khí dùng kem dưỡng ẩm Skin Balance vừa có tác dụng khóa ẩm, ngăn không cho serum B5 bay hơi khỏi da lại vừa điều hòa hoạt động của tuyến dầu, kháng khuẩn giảm viêm vực kỳ thích hợp với làn da bị mụn.

tẩy da chết cho da mụn

Bộ đôi serum B5 và kem dưỡng Skin Balance thích hợp sử dụng cho da mụn.

Trị mụn là vấn đề khá “nhức nhối” và cần có sự kiên trì cũng như lựa chọn sản phẩm thông minh. Tẩy da chết một cách hợp lý sẽ giúp bạn giảm tình trạng mụn, tuy nhiên trước khi bắt tay thực hiện thì bạn nhớ đọc kỹ những thông tin về vấn đề tẩy da chết cho da mụn mà chúng tôi chia sẻ bên trên nhé, chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao đấy. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan